Daniel P. Gelain, Rodrigo J. S. Dalmolin, Vanessa L. Belau, Jose C. F. Moreira, Fabio Klamt, Mauro A. A. Castro (2009): "A systematic review of human antioxidant genes", Frontiers in Bioscience 14, 4457-4463
1. Tóm tắt
Việc
duy trì giữa tạo ra và trung hòa các gốc tự do là yếu tố sống còn đối với mọi tế
bào. Các hệ thống chống oxi hoa của tế bào giúp duy trì trạng thái oxi hóa khử ổn
định trong các điều kiện sinh lý và bệnh lý. Do đó, rất nhiều nghiên cứu đã thực
hiện nhằm giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về cơ chế và chứng năng của các
thành phần của hệ thống chống oxi hóa của tế bào cũng như mối quan hệ giữa các
yếu tố. Tuy nhiên, định nghĩa “hệ thống chống oxi hóa” hiện nay đang khá rộng
và có nhiều khái niệm mang tính tương đối, không có sự đồng thuận về phân loại
chứng năng của các thành phần. Ở đây, dựa trên các tiêu chí nhất định như chức
năng enzyme chống oxi hóa, tham gia vào phản ứng oxi hóa khử và các tương tác
phân tử liên quan trực tiếp đến hoạt động chống oxi hóa, chúng tôi liệt kê các
gene chống oxi hóa ở người bao gồm cả các sản phẩm của chúng. Các tiêu chí này
được thảo luận dựa trên các mối quan hệ giữa gene/protein và các chất chống
oxi hóa được liệt kê. Hơn nữa, ở trang web: http://www.ufrgs.br/icbs/hag, chúng tôi đã cung cấp mô
hình network các gene chống oxi hóa ở người, mô hình này có thể được dùng như một
công cụ tham chiếu để truy cập vào các nguồn cơ sở dữ liệu khác (ví dụ: RefSeq,
Ensembl, HGNC và NCBI Entrez).
2. Giới thiệu
Các
gốc tự do và các phân tử liên quan nằm ở mọi nơi trong tế bào và đóng vai trò
thiết yếu trong các quá trình sinh học. Các tế bào có các cơ chế riêng giúp duy
trì cân bằng giữa sản sinh và trung hòa các gốc tự do, khi cán cân này bị mất
thăng bằng, sẽ dẫn đến tình trạng được gọi là “stress oxi hóa”. Mặc dù khái niệm
“stress oxi hóa” thường được sử dụng để phản ánh các thương tổn gây ra bởi gốc
tự do chứa oxi (ROS) và gốc tự do chứa nito (RNS), nhưng gần đây, người ta tách
riêng các thương tổn do nito hóa gây ra và gọi là “stress nito hóa” [1]. Ở đây,
như đã nói ở trên, chúng tôi sẽ mô tả hai loại thương tổn này dưới cùng một tên
gọi là “stress oxi hóa”.
Theo
định nghĩa, stress oxi hóa dẫn đến các thương tổn trên các đại phân tử như
lipid, protein, và DNA. Rất nhiều loại ROS và RNS có khả năng khuếch tán cao và
tham gia điều tiết các hoạt động sinh lý, do đó, chúng được xem là đóng vai trò
như những phân tử tín hiệu quan trọng. Đối với H2O2 và
nitric oxide, đây là các phân tử tín hiệu quan trọng trong nhiều quá trình sinh
lý như phân bào, điều hòa co mạch, hơn nữa, chúng cũng đồng thời là các tiền chất
của các gốc tự do có hoạt tính sinh học cao (và độc tính cao) như hydroxyl
radical và peroxynitrite [2]. Các gốc tự do ROS/RNS được sinh ra ngay trong phản
ứng sinh học như thực bào, chuỗi vận chuyển điện tử,... Sự thay đổi trong các
phản ứng này có thể làm tăng lượng ROS/RNS trong tế bào, từ đó là tăng các đáp ứng
viêm và ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của ty thể.
Để
tránh các hậu quả khôn lường của stress oxi hóa, tế bào đã phát triển rất nhiều
các cơ chế tự vệ bao gồm kháng độc, enzyme chống oxi hóa, enzyme sửa chữa, hệ
thống thiol-redox. Bên cạnh đó, chúng cũng sử dụng các sản phẩm thứ cấp và các
chất ngoại sinh để tăng khả năng chống oxi hóa hoặc trung hòa ROS/RNS. Các chất
chống oxi hóa enzyme và phi enzyme của tế bào tạo thành hệ thống chống oxi hóa,
và chúng ràng buộc nhau trong một mạng lưới phức tạp nhằm duy trì giữ hình
thành và trung hòa ROS/RNS [3]. Đa số các chất chống oxi hóa là enzyme của hệ
thống này được gọi là “enzyme chống oxi hóa” (ví dụ như catalase, superoxide
dismutase, glutathione peroxidase). Rất nhiều công trình nghiên cứu được thực
hiện nhằm đánh giá hoạt độ và biểu hiện của các enzyme chống oxi hóa trong các
điều kiện sinh lý khác nhau như một thông số chống oxi hóa trong điều kiện xác
định. Hơn nữa, hoạt độ và biểu hiện cũng các enzyme chống oxi hóa cũng được kiểm
chứng trong các điều kiện bệnh lý như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, viêm,
Parkinson và Alzheimer, tiểu đường type 2, ung thư và nhiều dạng bệnh khác, các
bệnh này đều có liên quan đến sự mất cân bằng giữa sản xuất và trung hòa
ROS/RNS của tế bào [4]. Thực tế, sự giảm biểu hiện và hoạt độ của các enzyme chống
oxi hóa có thể làm tăng khả năng mắc một số bệnh liên quan, ví dụ như sự giảm
biểu hiện enzyme superoxide dismutase và catalase ở một số bệnh ung thư [5, 6].
Tuy
nhiên, khái niệm hệ thống enzyme chống oxi hóa cũng chưa thật chính xác, vì có
rất nhiều enzyme tham gia duy trì cân bằng trạng thái oxi hóa khử một cách gián
tiếp, hoặc không tương tác trực tiếp với các gốc tự do hoặc chỉ là đệm oxi hóa
khử. Trong khi đó, khái niệm enzyme chống oxi hóa thường được gán cho các
enzyme phản ứng trực tiếp với các gốc tự do và chúng thường là các chất chính
có tác dụng chuyển hóa các gốc tự do về trạng thái không độc hoặc ít độc hơn
[3].
Trong
nghiên cứu gần đây, chúng tôi đã đưa ra một danh sách các gene chống oxi hóa ở
người dựa trên các dữ liệu đã công bố về bộ gene người. Trong bài báo này,
chúng tôi đã phân cá gene thành hai nhóm: i) các gene mã hóa cho các enzyme chống
oxi hóa như đã định nghĩa ở trên; và ii) các gene mà sản phẩm của chúng không phải
là enzyme nhưng lại phản ứng trực tiếp với các gốc tự do, ví dụ như các protein
chứa thiol. Công trình này được xây dựng dựa trên 63 gene chống oxi hóa ở người,
được phân thành 3 nhóm chức năng: peroxidase, superoxide dismutase, và các
protein thiol-redox. Dựa trên các tiêu chí phân loại, nghiên cứu này này sẽ mô
tả các chất và sản phẩm của các gene cũng như mối tương tác của chúng trong hệ
thống chống oxi hóa. Chúng tôi hy vọng, hệ thống gene chống oxi hóa này sẽ làm
sáng tỏ hệ thống cũng như các đặc điểm của cơ chế chống oxi hóa ở người.
3. Tìm kiếm các gene chống oxi hóa
3.1. Cơ sở dữ liệu và lựa chọn thông tin
Để
tìm kiếm các gene liên quan đến khả năng nống oxi hóa, chúng tôi đã sử dụng cơ
sở dữ liệu Gene Ontology (http://www.geneontology.org/) vào tháng 9 năm 2007. Tiêu
chí để tìm kiếm bao gồm các chỉ tiêu về mối quan hệ giữa ROS/RNS với sản phẩm
do gene mã hóa (theo GO:0006800 và các tài liệu liên quan). Kết quả được rà
soát lại để bổ sung và xác định lại các gene chống oxi hóa dựa trên các công
trình đã công bố. Để xác định các gene chức năng, chúng tôi sử dụng cơ sở dữ liệu
STRING (http://string.embl.de/) [7], đây là công cụ tin
sinh học để xây dựng mạng lưới các gene chức năng. Các gene được xem là đạt
tiêu chuẩn nếu chúng được xác định dựa trên các tiêu chuẩn định danh gene người
theo cơ sở dữ liệu HGNC (http://string.embl.de/) [8].
3.2. Xác định gene chống oxi hóa và các tiêu chuẩn xác định
Rất
khó để định nghĩa rõ ràng và chính xác thế nào là một chất chống oxi hóa. Rất
nhiều chất không tham gia vào quá trình chống oxi hóa trong điều kiện sinh lý
bình thường, nhưng chúng lại đóng vai trò quan trọng khi tế bào rơi vào trạng
thái stress oxi hóa, ví dụ như uric acid, albumin, bilirubin. Bên cạnh đó, các
enzyme chống oxi hóa khác và các chất phi enzyme, như transferrin và
metallothionein, có thể tác động tới trạng thái oxi hóa khử của tế bào dựa vào các
quá trình chuyển hóa vật chất liên quan đến gốc tự do như chuyển hóa ion sắt và
đồng. Mở rộng định nghĩa về chất chống oxi hóa, chúng tôi sử dụng các tiêu chí
sau để xây dựng danh sách gene chống oxi hóa ở người:
1. Các gene mà sản phẩm của
chúng được xem là các enzyme chống oxi cơ bản. Các enzyme này xúc tác cho các
phản ứng loại bỏ gốc tự do, chuyển hóa gốc tự do về dạng không độc hoặc ít độc
hơn, và không có chức năng nào khác ngoài chức năng trên.
2. Các gene mà sản phẩm của
chúng không phải là enzyme chống oxi hóa, nhưng chúng có chức năng chống oxi
hóa. Các protein này hoạt động như một co-factor hoặc co-substrate của các
enzyme chống oxi hóa trong phản ứng oxi hóa khử, hoặc có tương tác đặc biệt và
không thể thiếu đối với các enzyme này, Các gene như vậy được xem là có chức
năng chống oxi hóa phi enzyme.
3. Các gene mà sản phẩm của
chúng tham gia vào các phản ứng sinh lý khác, nhưng có tương tác với các gốc tự
do hoặc có thể chuyển hóa chúng về dạng không độc hoặc ít độc hơn qua qua các
phản ứng oxi hóa khử. Các protein này ban đầu không được phân vào nhóm các chất
chống oxi hóa, và chỉ sau này, khi đã có các bằng chứng không thể chối cãi về
khả năng trung hòa gốc tự do một cách trực tiếp của mình, chúng mới được công
nhận.
4. Gồm các gene mà sản phẩm của
chúng có tương tác đặc biệt với các gene kể trên, và đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp các chất chống oxi hóa hoạt động chức năng.
Bằng
các tiêu chí trên, chúng tôi có gắng tập trung vào các gene mà sản phẩm của
chúng tham gia vào quá trình loại bỏ gốc tự do thông qua tương tác trực tiếp với
các gốc này, hoặc thông qua các chaperone hoặc co-factor của chúng; từ đó loại
ra các protein chỉ đóng vai trò duy trì trạng thái oxi hóa khử của tế bào như
đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi chủ yếu là các gene mà sản
phẩm của chúng chỉ có một chức năng là chống oxi hóa. Ngoài ra, các gene là các
isoform/isogene của các gene chống oxi hóa cũng được liệt kê trong hệ thống
này.
4. Danh sách gene chống oxi hóa ở người
Danh sách các gene chống oxi hóa ở người được
tìm kiếm dựa trên cơ sở dữ liệu và các tiêu chí đã mô tả ở bảng 1. Danh sách
này được công bố trên trang web: http://www.ufrgs.br/icbs/hag. Các gene được phân thành 3
nhóm: superoxide dismutase (4 gene), peroxidase (17 gene), và protein
thiol-redox (42 gene).
4.1. Superoxide dismutase
Superoxide
dismutase (SOD) là enzyme đầu tiên được ghi nhận là có chức năng chống oxi hóa
và chúng được công nhận là một họ enzyme có chức năng chuyên biệt. Các enzyme
này chuyển hóa 2 phần tử superoxide radical thành H2O2 và
O2, và giữ ổn định H2O2, trước khi phân tử này
được tiếp tục chuyển hóa bởi catalase hoặc glutathione peroxidase. Trong bài
báo này, chúng tôi liệt kê 3 gene mã hóa cho 3 loại SOD khác nhau ở người: SOD1
(mã hóa cho Cu/Zn- superoxide dismutase ở nhân và tế bào chất), SOD2 (Mã hóa cho Mn-superoxide dismutase
ở ty thể) và SOD3 (mã hóa cho
superoxide dismutase ngoại bào). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liệt kê trong nhóm
này, các gene Copper chaperone cho SOD- CCS
gene, đây là gene mã hóa cho protein vận chuyển đồng cho SOD1 để hoạt động chức
năng [9]. Protein này có thể không được liệt kê vào nhóm chất chống oxi hóa,
nhưng chúng có một chức năng đặc thù là vận chuyển đồng cho SOD1, nhờ vây mà
SOD1 mới có thể hoạt đông chức năng. Do đó, sản phẩm của gene này có chức năng
đặc thù và liên quan trực tiếp đến hoạt động chức năng của SOD1, nên chúng tôi
quyết định đưa CCS vào trong danh
sách này như một thành viên của nhóm SOD.
4.2. Peroxidase
Nhóm
này bao gồm nhiều gene, mã hóa cho nhiều loại protein với đặc điểm chung: chúng
có chức năng như các hydroperoxide và các peroxide giải độc hữu cơ. Tuy nhiên,
một số peroxide lại trực tiếp tham gia vào quá trình tạo các phẩn tử có độ độc
cao, bằng cách sử dụng hydroperoxide như một cơ chất tạo gốc tự do để diệt khuẩn.
Ví dụ, myeloperoxidase, enzyme xúc tác cho phản ứng:
H2O2
+ Cl- à HOCl + OH-
Lượng
HOCl được sinh ra từ phản ứng này đóng vai trò quan trong trong quá trình tiêu
diệt vi khuẩn bằng thực bào. Tuy vậy, HOCl là một gốc tự do mạnh và có thể gây
ra các thương tôn cho các phân tuwrsinh học theo cả cách trực tiếp và giám tiếp.
HOCl là một chất oxi hóa và có khả năng khởi động quá trình chết theo chu
trình. Ở bệnh nhân Alzheimer và tim mạch, enzyme myeloperoxidase có hoạt độ cao
hơn mức bình thường. Trong sữa và nước bọt, enzyme lactoperoxidase cũng có vai
trò tương tự như vậy.
Mặc dù enzyme myeloperoxidase và lactoperoxidase đều
xúc tác cho các phản ứng tạo ra các phẩn tư có tính oxi hóa cao, nhưng trong đa
số các giáo trình, các enzyme này thường được phân vào các nhóm enzyme khác
nhau cũng như chức năng khác nhau, ví dụ như glutathione peroxidase. Điều này
có cơ chế hình thành gốc peroxide của 2 enzyme này không giống nhau, nhưng ở
trong cồng trình này, chúng tôi dựa vào các tiêu chí ở trên và liệt kê 2 enzyme
này thuộc cùng một nhóm gene chống oxi hóa.
4.3. Protein thiol-redox
Đây có lẽ là nhóm có nhiều thay đổi nhất trong tương lại,
khi con người thay đổi cách nhìn nhận và phân loại các gene chống oxi hóa.
Nguyên nhân là do các lượng protein được tạo thành liên tục tăng lên và có vai
trò quan trọng trong quá trình chống oxi thông qua phản ứng thiol-redox. Các
gene này được nhóm lại do chúng có chung phương thức trung hòa gốc tự do: 1)
oxi hóa gốc cysteine, tạo nên cấu trúc disulfide, và 2) khử các cầu disulfide
này bằng các protein đặc hiệu (ví dụ như glutaredoxin hay thioredoxin
reductase) sử dụng các co-factor đặc hiệu (glutathione dạng khử, thioredoxin,
hoặc NADPH). Mặc dù tất cả các protein chứa cysteine đều bị oxi hóa bởi nhóm
thiol khi tế bào rơi vào trạng thái stress oxi hóa, nhưng một số protein cũng
đóng vai trò như “đệm thiol-redox”. Ví dụ như metallothionein, đây là một
protein giàu cysteine và hoạt động như một chất chống oxi hóa, nhưng bên cạnh
đó, chúng cũng được biết đến với vai trò thu thập các ion kim loại [11]. Tuy
nhiên, gần đây, nhiều ý kiến cho rằng các gốc cysteine này không chỉ là một yếu
tố phân loại protein vì chúng có chức năng thiol-redox, mà còn bởi cysteine có
khả năng oxi không giống nhau trong các điều kiện khác nhau [3]. Trong tương lai,
chính vì nguyên nhân này mà nhiều gene mới sẽ được bổ sung vào nhóm gene này.
Bảng 1: Các gene chống oxi hóa ở người
Gene Group1
|
Gene Symbol2
|
Gene Name2
|
Chromosome
|
RefSeq ID
|
Entrez ID
|
Peroxidases
|
CAT
|
catalase
|
11p13
|
NM_001752
|
847
|
Peroxidases
|
CP
|
ceruloplasmin (ferroxidase)
|
3q23-q25
|
NM_000096
|
1356
|
Peroxidases
|
GPX1
|
glutathione peroxidase 1
|
3p21.3
|
NM_000581
|
2876
|
Peroxidases
|
GPX2
|
glutathione peroxidase 2 (gastrointestinal)
|
14q24.1
|
NM_002083
|
2877
|
Peroxidases
|
GPX3
|
glutathione peroxidase 3 (plasma)
|
5q23
|
NM_002084
|
2878
|
Peroxidases
|
GPX4
|
glutathione peroxidase 4 (phospholipid hydroperoxidase)
|
19p13.3
|
NM_002085
|
2879
|
Peroxidases
|
GPX5
|
glutathione peroxidase 5 (epididymal androgen-related
protein)
|
6p22.1
|
NM_001509
|
2880
|
Peroxidases
|
GPX6
|
glutathione peroxidase 6 (olfactory)
|
6p22.1
|
NM_182701
|
257202
|
Peroxidases
|
GPX7
|
glutathione peroxidase 7
|
1p32
|
NM_015696
|
2882
|
Peroxidases
|
LPO
|
lactoperoxidase
|
17q23.1
|
NM_006151
|
4025
|
Peroxidases
|
MPO
|
myeloperoxidase
|
17q21.3-q23
|
NM_000250
|
4353
|
Peroxidases
|
PRDX1
|
peroxiredoxin 1
|
1p34.1
|
NM_181697
|
5052
|
Peroxidases
|
PRDX2
|
peroxiredoxin 2
|
19p13.2
|
NM_181737
|
7001
|
Peroxidases
|
PRDX3
|
peroxiredoxin 3
|
10q25-q26
|
NM_006793
|
10935
|
Peroxidases
|
PRDX4
|
peroxiredoxin 4
|
X
|
NM_006406
|
10549
|
Peroxidases
|
PRDX5
|
peroxiredoxin 5
|
11q13
|
NM_181651
|
25824
|
Peroxidases
|
PRDX6
|
peroxiredoxin 6
|
1q24.1
|
NM_004905
|
9588
|
Sup. dismutases
|
CCS
|
copper chaperone for superoxide dismutase
|
11
|
NM_005125
|
9973
|
Sup. dismutases
|
SOD1
|
superoxide dismutase 1, soluble (amyotrophic lateral
sclerosis 1
(adult)) |
21q22.11
|
NM_000454
|
6647
|
Sup. dismutases
|
SOD2
|
superoxide dismutase 2, mitochondrial
|
6q25
|
NM_000636
|
6648
|
Sup. dismutases
|
SOD3
|
superoxide dismutase 3, extracellular
|
4pter-q21
|
NM_003102
|
6649
|
Thiol redox
|
GLRX
|
glutaredoxin (thioltransferase)
|
5q14
|
NM_002064
|
2745
|
Thiol redox
|
GLRX2
|
glutaredoxin 2
|
1p31.2-q31.3
|
NM_016066
|
51022
|
Thiol redox
|
GLRX3
|
glutaredoxin 3
|
10q26
|
NM_006541
|
10539
|
Thiol redox
|
GLRX5
|
glutaredoxin 5
|
14q32.2
|
NM_016417
|
51218
|
Thiol redox
|
GSR
|
glutathione reductase
|
8p21.1
|
NM_000637
|
2936
|
Thiol redox
|
MSRA
|
methionine sulfoxide reductase A
|
8p23.1
|
NM_012331
|
4482
|
Thiol redox
|
MT1A
|
metallothionein 1A
|
16q13
|
NM_005946
|
4489
|
Thiol redox
|
MT1B
|
metallothionein 1B
|
16q13
|
NM_005947
|
4490
|
Thiol redox
|
MT1E
|
metallothionein 1E
|
16q13
|
NM_175617
|
4493
|
Thiol redox
|
MT1F
|
metallothionein 1F
|
16q13
|
NM_005949
|
4494
|
Thiol redox
|
MT1G
|
metallothionein 1G
|
16q13
|
NM_005950
|
4495
|
Thiol redox
|
MT1H
|
metallothionein 1H
|
16q13
|
NM_005951
|
4496
|
Thiol redox
|
MT1M
|
metallothionein 1M
|
16q13
|
NM_176870
|
4499
|
Thiol redox
|
MT1X
|
metallothionein 1X
|
16q13
|
NM_005952
|
4501
|
Thiol redox
|
MT2A
|
metallothionein 2A
|
16q13
|
NM_005953
|
4502
|
Thiol redox
|
NXNL1
|
nucleoredoxin-like 1
|
19p13.12
|
NM_138454
|
115861
|
Thiol redox
|
PDIA6
|
protein disulfide isomerase family A, member 6
|
2p25.1
|
NM_005742
|
10130
|
Thiol redox
|
SEPP1
|
selenoprotein P, plasma, 1
|
5q31
|
NM_005410
|
6414
|
Thiol redox
|
SRXN1
|
sulfiredoxin 1 homolog (S. cerevisiae)
|
20p13
|
NM_080725
|
140809
|
Thiol redox
|
TXN
|
thioredoxin
|
9q31
|
NM_003329
|
7295
|
Thiol redox
|
TXN2
|
thioredoxin 2
|
22q13.1
|
NM_012473
|
25828
|
Thiol redox
|
TXNDC1
|
thioredoxin domain containing 1
|
14q22.1
|
NM_030755
|
81542
|
Thiol redox
|
TXNDC10
|
thioredoxin domain containing 10
|
18q22
|
NM_019022
|
54495
|
Thiol redox
|
TXNDC11
|
thioredoxin domain containing 11
|
16p13.13
|
NM_015914
|
51061
|
Thiol redox
|
TXNDC12
|
thioredoxin domain containing 12 (endoplasmic reticulum)
|
1p32.3
|
NM_015913
|
51060
|
Thiol redox
|
TXNDC13
|
thioredoxin domain containing 13
|
20p12
|
NM_021156
|
56255
|
Thiol redox
|
TXNDC14
|
thioredoxin domain containing 14
|
11cen-q22.3
|
NM_015959
|
51075
|
Thiol redox
|
TXNDC17
|
thioredoxin domain containing 17
|
17p13.2
|
NM_032731
|
84817
|
Thiol redox
|
TXNDC2
|
thioredoxin domain-containing 2 (spermatozoa)
|
18p11.31-p11.2
|
XM_942162
|
84203
|
Thiol redox
|
TXNDC3
|
thioredoxin domain containing 3 (spermatozoa)
|
7p15.2
|
NM_016616
|
51314
|
Thiol redox
|
TXNDC4
|
thioredoxin domain containing 4 (endoplasmic reticulum)
|
9q22.33
|
XM_088476
|
23071
|
Thiol redox
|
TXNDC5
|
thioredoxin domain containing 5
|
6p24.3
|
NM_030810
|
81567
|
Thiol redox
|
TXNDC6
|
thioredoxin domain containing 6
|
3q22.3
|
NM_178130
|
347736
|
Thiol redox
|
TXNDC8
|
thioredoxin domain containing 8 (spermatozoa)
|
9q31.3
|
NM_001003936
|
255220
|
Thiol redox
|
TXNDC9
|
thioredoxin domain containing 9
|
2q11.2
|
NM_005783
|
10190
|
Thiol redox
|
TXNIP
|
thioredoxin interacting protein
|
1q11
|
NM_006472
|
10628
|
Thiol redox
|
TXNL1
|
thioredoxin-like 1
|
18q21.1-18q21.32
|
NM_004786
|
9352
|
Thiol redox
|
TXNL4A
|
thioredoxin-like 4A
|
18q23
|
NM_006701
|
10907
|
Thiol redox
|
TXNL4B
|
thioredoxin-like 4B
|
16q22.2
|
NM_017853
|
54957
|
Thiol redox
|
TXNRD1
|
thioredoxin reductase 1
|
12q23-q24.1
|
NM_003330
|
7296
|
Thiol redox
|
TXNRD2
|
thioredoxin reductase 2
|
22q11.21
|
NM_006440
|
10587
|
Thiol redox
|
TXNRD3
|
thioredoxin reductase 3
|
3p13-q13.33
|
XM_051264
|
114112
|
5. Hệ thống các gene/protein/hoạt chất liên quan đến chống oxi hóa
Khi phân tích các protein tham gia phản ứng oxi hóa khử,
chúng tôi thấy rằng có rất nhiều gene có tương tác với nhau. Một số sản phẩm của
gene sử dụng chung hoạt chất, một số gene khác thì tạo ra các sản phẩm chuyển
hóa sản phẩm của gene khác, trong khi một số sản phẩm của các gene có cả hai đặc
điểm này. Điều này khiến chúng tôi đặt ra giả thiết rằng các gene chống oxi hóa
của người trong danh sách này có thể tương tác với nhau theo mạng lưới tương
tác protein-protein, hoạt chất-protein, sản phẩm-protein, và hoạt chất-sản phẩm.
Do đó, chúng tôi đã thử kiểm chứng các tương tác này bằng cách sử dụng các công
cụ sinh học. Lý thuyết để xây dựng mô hình mạng lưới các gene chống oxi hóa rất
đơn giản, nhưng không thể thay thế, các phản ứng hoạt chất/ sản phẩm của các
gene chống oxi các gene chống oxi hóa là yếu tố để xây dựng các mối quan hệ. Do
đó, mạng lưới này được xây dựng thông qua hai bước.
Bước đầu tiên, chúng tôi xây dựng các tương tác
protein-protein liên quan tới các gene chống oxi hóa. Quá trình này được thực
hiện trên cơ sở dữ liệu STRING [7] với thông số đưa vào “cơ sở dữ liệu”, “thực
nghiệm”, và với độ tin cậy 7-% [12]. Mỗi gene được xác định trong cơ sở dữ liệu
dựa trên HUGO ID [8] và Ensembl peptide ID [13] (www.ufrgs.br/icbs/hag). Ở hướng tiếp cận khác, trình tự amino acid của
protein cho trước được để xác định các trình tự được đưa vào. Kết quả tìm kiếm
được lưu thành file dữ liệu “tab-delimited text fields” và được mô tả quan hệ bằng
phần mềm Medusa [14] (phần mềm tối ưu để xử lý dữ liệu tương tác protein từ cơ
sở dữ liệu STRING).
Tiếp đó, dữ liệu protein được liên kết với các hoạt chất
nhằm tạo thành một mạng lưới protein/hoạt chất. Để đạt được mục đích này, chúng
tôi đã tìm kiếm các hoạt chất có thể liên quan tới sản phẩm của gene trong cơ sở
dữ liệu KEGG [15] (http://www.genome.jp/kegg/). File kết quả hoàn chỉnh gồm
ID, dữ liệu tương tác và tên hoạt chất, các thông số này có thể tra cứu trên www.ufrgs.br/icbs/hag. Hình 1 là đồ thị mô tả mạng
lưới của chúng tôi, cùng với đó là các đặc điểm liên quan và các tiêu chí phân
loại. Đầu tiên, một nhóm các gene mã hóa cho protein thiol-redox và peroxidase
liên kết với các phân tử có chứa nhóm thiol dạng oxi hóa (R-S-S-R) và dạng khử
(R-SH). Ngoài ra, nhóm SOD cũng có liên kết với nhóm peroxidase thông qua mối
tương tác với hydrogen peroxide và oxy. 4 thành viên của nhóm SOD phân riêng với
chức năng riêng, không giống những SOD còn lại trong nhóm. Đồ thị này cũng gợi
ý rằng các protein thiol-redox còn một chức năng khác, liên quan tới mối quan hệ
giằ từng gene với các hoạt chất và sản phẩm (sulfide dạng khử và oxi hóa).
Nhóm peroxidase cũng có một nhóm bị tách riêng, chúng
mã hóa cho protein nhưng không tương tác với nhớm thiol, do đó, chúng không
liên quan đến các protein thiol-redox thông qua các tương tác với hoạt chất.
nhóm này gồm lactoperoxidase, myeloperoxidase, catalase, và ceruloplasmin. Các
protein này thể hiện những tính chất rất đặc thù và khác với các thành viên
khác trong nhóm peroxidase: Đầu tiên, lactoperoxidase và myeloperoxidase có khả
năng oxi rất mạnh nhằm đáp ứng với nhiệm vụ tiêu diệt vi sinh vật của chúng. Ceruloplasma
cũng nằm trong danh sách này vì chúng được ghi nhận là có hoạt động như
peroxidase ở một số trường hợp đặc biệt, nhưng đây không phải là chức năng cơ bản
của protein này [16]. Ở một khía cạnh khác, catalase lại được biết đến với vai
trò phân hủy H2O2 trong tế bào, đặc biệt là trong
peroxisome. Catalase không hoạt động như một peroxidase, nó không sử dụng H2O2
để oxi hóa các chất khác. Trong đa số các giáo trình, catalase thường được phân
thành một nhóm riêng, mặc dù ở người, nó chỉ có 1 gene mã hóa. Tuy nhiên,
catalase xúc tác như một enzyme peroxidase, nó tham gia vào peroxide hóa các
kim loại bên ngoài [17]. Do đó, chúng tôi đã đưa gene này vào nhóm peroxidase.
Cần chú ý rằng, mô hình này được xây dựng dựa trên các
tiêu chí ở trên, và dựa trên sự khác biệt về chức năng không chỉ giữa các gene trong
các nhóm mà còn giữa các gene trong cùng 1 nhóm, mà điển hình là nhóm
peroxidase. Rất có thể, trong tương lại, hệ thống này có thể được sử dụng để
xem xét, phân loại các gene chống oxi hóa ở người.
Hình 1: Hệ thống gene chống oxi hóa ở người
6. Ứng dụng và triển vọng trong tương lai
Phân loại gene không phải một nhiệm vụ đơn giản. Sản
phẩm của các gene thông thường sẽ đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, phản ánh
các mối quan hệ ràng buộc của genome. Ở đây, chúng tôi cung cấp một mô hình mạng
lưới các gene chống oxi hóa và phân loại các gene thành các nhóm riêng. Hướng
tiếp cận này có thể được sử dụng để phân tích đặc điểm cả các gene chống oxi
hóa. Với mục tiêu này, chúng tôi đã đưa các thông tin thu được lên trang web
HAG (Human Antioxidant Genes website), trang web này được thiết kế để tìm kiếm
thông tin cơ sở dữ liệu, tạo thuận lời cho việc phân tích dữ liệu về hệ thống
chống oxi hóa ở người. Việc đánh giá mô hình biểu hiện của hệ thống gene chống
oxi ở người trên các transciptome từ các bệnh có liên quna đến stress oxi hóa
có thể cho chúng ta những hiểu biết mới về vai trò của gốc tự do trong điều kiện
bệnh lý. Hướng tiếp cận này có thể được sử dụng trong nghiên cứu transcriptome
từ tế bào nuôi cấy trong các điều kiện khác nhau.
7. Lời cảm ơn
Chúng tôi chân thành cảm ơn các tổ chức CNPq, PROPESQ/UFRGS,
CAPES và FAPERGS của Brazil đã cung cấp tài chính cho nghiên cứu này.
8. Tài liệu tham khảo
- Athena A. Andreadis, Stanley L. Hazen, Suzy A. A. Comhair and Serpil C. Erzurum: Oxidative and nitrosative events in asthma. Free Radic Biol Med 35, 213-225 (2003)
- Igor B. Afanas'ev: Signaling functions of free radicals superoxide & nitric oxide under physiological & pathological conditions. Mol Biotechnol 37, 2-4 (2007)
- Barry Halliwell and John Gutteridge: Antioxidant defenses: endogenous and diet derived. In: Free Radicals in Biology and Medice. Eds: Barry Halliwell and John Gutteridge, Oxford University Press, New York (2007)
- Petr Jezek and Lydie Hlavata: Mitochondria in homeostasis of reactive oxygen species in cell, tissues, and organism. Int J Biochem Cell Biol 37, 2478-2503 (2005)
- José M. Matés and Francisca Sánchez-Jiménez: Antioxidant enzymes and their implications in pathophysiologic processes. Front Biosci 4, D339-D345 (1999)
- Gilberto Pérez Trueba, Gregorio Martínez Sánchez and Atilia Giuliani: Oxygen free radical and antioxidant defense mechanism in cancer. Front Biosci 9, 2029-2044 (2004)
- Christian von Mering, Lars J. Jensen, Michael Kuhn, Samuel Chaffron, Tobias Doerks, Beate Kruger, Berend Snel and Peer Bork: STRING 7--recent developments in the integration and prediction of protein interactions. Nucl Acids Res 35, D358-D362 (2007)
- Hester M. Wain, Michael J. Lush, Fabrice Ducluzeau, Varsha K. Khodiyar and Sue Povey: Genew: the Human Gene Nomenclature Database, 2004 updates. Nucl Acids Res 32, D255-D257 (2004)
- T. D. Rae, P. J. Schmidt, R. A. Pufahl, V. C. Culotta and T. V. O'Halloran: Undetectable intracellular free copper: the requirement of a copper chaperone for superoxide dismutase. Science 284, 805-808 (1999)
- Britton Chance, Helmut Sies and Alberto Boveris: Hydroperoxide metabolism in mammalian organs. Physiol Rev 59, 527-605 (1979)
- Xiaoyan Li, Hainan Chen and Paul N. Epstein: Metallothionein Protects Islets from Hypoxia and Extends Islet Graft Survival by Scavenging Most Kinds of Reactive Oxygen Species. J Biol Chem 279, 765-771 (2004)
- Mauro A. A. Castro, Jose C. M. Mombach, Rita M. C. de Almeida and Jose C. F. Moreira: Impaired expression of NER gene network in sporadic solid tumors. Nucl Acids Res 35, 1859-1867 (2007)
- E. Birney, D. Andrews, M. Caccamo, Y. Chen, L. Clarke, G. Coates, T. Cox, F. Cunningham, V. Curwen, T. Cutts, T. Down, R. Durbin, X. M. Fernandez-Suarez, P. Flicek, S. Graf, M. Hammond, J. Herrero, K. Howe, V. Iyer, K. Jekosch, A. Kahari, A. Kasprzyk, D. Keefe, F. Kokocinski, E. Kulesha, D. London, I. Longden, C. Melsopp, P. Meidl, B. Overduin, A. Parker, G. Proctor, A. Prlic, M. Rae, D. Rios, S. Redmond, M. Schuster, I. Sealy, S. Searle, J. Severin, G. Slater, D. Smedley, J. Smith, A. Stabenau, J. Stalker, S. Trevanion, A. Ureta-Vidal, J. Vogel, S. White, C. Woodwark and T. J. P. Hubbard: Ensembl 2006. Nucl Acids Res 34, D556-D561 (2006)
- Sean D. Hooper and Peer Bork: Medusa: a simple tool for interaction graph analysis. Bioinformatics 21, 4432- 4433 (2005)
- Minoru Kanehisa, Susumu Goto, Masahiro Hattori, Kiyoko F. Aoki-Kinoshita, Masumi Itoh, Shuichi Kawashima, Toshiaki Katayama, Michihiro Araki and Mika Hirakawa: From genomics to chemical genomics: new developments in KEGG. Nucl Acids Res 34, D354- D357 (2006)
- Joe Healy, Keith Tipton. Ceruloplasmin and what it might do. J Neural Transm 114, 777 81 (2207)
- Britton Chance, Helmut Sies, Alberto Boveris. Hydroperoxide metabolism in mammalian organs. Physiol Rev 59, 527-605 (1979).
Hệ thống hóa các gene chống oxi hóa ở người
Reviewed by Khoa học đời sống
on
tháng 3 13, 2020
Rating:
