Môi trường nuôi cấy vi sinh

Tài liệu tham khảo: Bryan Markey, Finola Leonard, Marie Archambault, Ann Cullinane, Dores Maguire: "Clinical Veterinary Microbiology", Publisher: Mosby, Year: 2013, ISBN: 9780723432371

Biên dịch: Phạm Ngọc Sơn


Môi trường dùng trong nuôi cấy xét nghiệm vi sinh có thể được phân thành các nhóm sau:

Môi trường xác định hóa học: Trong môi trường này chứa một lượng xác định các hợp đã biết. Chúng được sử dụng tùy vào mục đích thí nghiệm, ví dụ môi trường canh thang citrate được dùng trong xét nghiệm vi khuẩn.

Môi trường dinh dưỡng cơ bản: Môi trường chứa các chất đủ cho vi sinh vật sinh trưởng, đặc biệt là các sinh vật dễ nuôi cấy. Thạch dinh dưỡng cũng được xem là một loại môi trường dinh dưỡng cơ bản.

Môi trường canh thang giàu dinh dưỡng: Môi trường lỏng, cho phép vi sinh vật có thể sinh trưởng tốt và bị phát hiện.  Đây là môi trường thường dùng trong xét nghiệm một lượng nhỏ vi sinh vật trong mẫu thuốc tiêm ban đầu. Môi trường canh thang selenite là một trong các môi trường canh thang giàu dinh dưỡng dùng trong chọn lọc salmonellae.

Môi trường chọn lọc: Đây là môi trường thạch dùng để chọn lọc một hoặc một nhóm vi khuẩn đặc biệt, và được dùng trong xét nghiệm vi sinh vật. Môi trường có chứa các chất ức chế, ngăn cản các vi sinh vật không mong muốn sinh trưởng. Có rất nhiều môi trường chọn lọc, ví dụ như môi trường brilliant green và MacConkey, 2 môi trường này cũng được xem là các môi trường chỉ thị.

Môi trường chỉ thị: Đây là môi trường đặc biệt, được dùng trong xét nghiệm vi sinh vật. Chúng được thiết kế để xác định vi sinh vật dựa trên các phản ứng sinh hóa trong môi trường. Môi trường chỉ thị thường có chứa đường lên men được và các chất chỉ thị pH, các này sẽ gây ra biến đổi màu trên môi trường (Bảng 2.2). Thạch MacConkey chứa đường lên men được lactose và chất chỉ thị trung tính màu đỏ. Các vi khuẩn như Escherichia coli sẽ lên men lactose để tạo ra các acid chuyển hóa, từ đó hình thành khuẩn lạc và có viền màu hồng xung quanh. Do Salmonellae không thể lên men lactose, nên sẽ dùng peptone trong môi trường để tạo ra sản phẩm chuyển hóa alkaline. Khuẩn lạc Salmonella sẽ có viền màu vàng nhạt. Các môi trường chỉ thị khác có thể được sử dụng để tạo ra hydrogen sulphide (Thạch xylose-lysine-deoxycholate, XLD) hoặc phân giải aesculin (Môi trường Edwards). Môi trường thạch máu, mạch dù là một môi trường giàu dinh dưỡng nhưng cũng có thể được xem là một môi trường chỉ để chứng minh khả năng phân giải hồng cầu của một số vi khuẩn đặc biệt

Bảng 2.2: Các chất chỉ thị pH dùng trong xét nghiệm

Chất chỉ thị pH

Khoảng pH

Màu sắc

Môi trường và xét nghiệm sinh hóa

Chỉ thị Andrade

7,2-7,5

Không màu- hồng

Đường nước peptone

Tím Bromocresol

6,8-5,2

Tím- vàng

Môi trường canh thang lysine decarboxylase, thạch tím

Xanh Bromothymol 

7,6-7,0-6,0

Xanh dương- xanh lá- vàng

Môi trường O-F, Môi trường Simmons citrate, Smith-Baskerville (Bordetella spp.)

Litmus

8,3-4,5

Xanh dương- đỏ

Môi trường sữa Litmus

Đỏ Methyl

6,4-4,4

Da cam- đỏ

Xét nghiệm đỏ methyl

Đỏ Neutral

8,0-6,8

Vàng nhạt- đỏ

Thạch MacConkey, Môi trường chọn lọc Yersinia.

Đỏ Phenol

8,4-6,8

Đỏ- vàng

XLD, thạch brilliant green và TSI, đường nước peptone, thạch urea Christensen

Các ví dụ về môi trường và xét nghiệm được liệt kê ở Bảng 2.3 và Hình 2.16- 2.20. Môi trường có thể được mua thương mại dưới dạng bột khan hoặc dưới dạng đĩa pre-poured.

Bảng 2.3. Ví dụ một số môi trường dùng trong xét nghiệm vi sinh

Môi trường

Sử dụng

Đường và các chất khác

Chỉ thị pH

Ức chế

Môi trường dinh dưỡng

Môi trường chứa các chất dinh dưỡng cơ bản, ít khi dùng để nuôi các sinh vật khó

-

-

-

Thạch máu

Đa số các vi khuẩn đều sinh trưởng được, bao gồm cả các vi khuẩn khó nuôi

Tế bào hồng cầu (Xét nghiệm tan huyết)

Đỏ neutral

 

Thạch MacConkey

Dùng trong nuôi cấy Enterobacteriaceae và một số vi khuẩn gram âm

Lactose

Đỏ neutral

Muối mật

Thạch brilliant green

Phân lập Salmonella và một số vi khuẩn khác

Lactose, Sucrose

Đỏ phenol

Nhuộm brilliant green

Thạch XLD

Phân lập Salmonella và một số vi khuẩn khác

Xylose, lactose sucrose, lysine và H­2S

Đỏ phenol

Muối mật

Thạch TSI

Xác định Salmonella

Lactose, sucrose, dextrose, H­2S

Đỏ phenol

-

Thạch canh thang selenite

Thạch canh thang giàu dinh dưỡng để phân lập salmonellae

-

-

Selenite

Thạch EMB

Xác định Escherichia coli

Lactose, saccharose

Xanh eosin và xanh methylene

-

Môi trường Edwards

Chọn lọc streptococci, chỉ thị phân giải aesculin và tan huyết

Aecsulin

Hồng cầu

-

Tím crystal và thallous sulphate

Thạch cơ bản tím + 1% maltose

Phân biệt Staphyloccus
aureus S. pseudintermedius

1% maltose

Tím Bromocresol

-

Thạch chocolate

Môi trường giàu dinh dưỡng để nuôi cấy Haemophilus spp.
Taylorella spp.

Phân giải tế bào, giải phóng yếu tố X và V

-

-

Hình 2.16. Môi trường chỉ thị: Theo chiều kim đồng hồ từ phía trên bên trái, thạch XLD, thạch brilliant green, thạch MacConkey, thạch EMB


Hình 2.17. Môi trường XLD nuôi cấy Proteus spp. (trái), Salmonella spp. (phải) và Klebsiella (dưới)

Hình 2.18. Môi trường Brilliant green nuôi cấy Pseudomonas aeruginose (trái), Salmonella spp. (phải) và Klebsiella spp. (dưới)

Hình 2.19. Thạch MacConkey nuôi cấy Pseudomonas aeruginose (trái), Klebsiella spp. (phải) và Salmonella spp. (dưới)

Hình 2.20. Thạch xanh eosin methylene nuôi cấy Proteus spp. (trái), Escherichia coli (phải) và Salmonella spp. (dưới)


Chuẩn bị môi trường

Công đoạn này nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy nhiên cũng nên lưu ý một số điểm sau:

  • Không được sử dụng các chất tẩy rửa hoặc các chất hóa học tương tự để làm sạch đồ thủy tinh
  • Không nhất thiết phải khử trùng đồ thủy tinh nếu không đổ môi trường đã khử trùng vào
  • Sau khi cân, môi trường được đổ trong bình thủy tinh và thêm nước vào, phải sử dụng nước khử trùng trong bình thủy tinh, do chúng không chứa chloride và các ion kim loại nặng, làm ức chế sinh trưởng của vi khuẩn.

Bình thủy tinh pha môi trường cần có dung tích lớn gấp 2 gần lượng môi trường cần pha, do khi khuấy và đun môi trường, bọt sẽ không bị trào ra khỏi bình. Môi trường không chứa thạch có thể được khuấy cho tan, nhưng với môi trường khan có chứa thạch, cách tốt nhất để hòa tan là đun sôi và khuấy liên tục bằng que thủy tinh hoặc tấm gia nhiệt có kèm theo hệ thống khuấy từ. Môi trường khan sau khi hòa tan sẽ được khử trùng tại nhiệt độ 121oC trong 15 phút. Một số loại môi trường, như môi trường Edwards, có chứa các thành phần không bên với nhiệt, có thể được hấp khử trùng ở 115oC trong 20 phút hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong khi đó, một số loại môi trường như thạch brilliant green, có chứa các chất ức chế sinh trưởng của vi khuẩn, thì không cần thiết phải hấp khử trùng, mà chỉ cần đun sôi. Các môi trường có chứa thạch nên được làm lạnh trong bể nước sau khi sấy khử trùng để hạ nhiệt độ xuống còn 50-54oC trước khi đổ ra đĩa Petri. Thạch sẽ đông lại ở 42oC. Đối với đĩa Petri chuẩn (90 mm), nên đổ 15 ml môi trường thạch hoặc đổ 1/3 đĩa. Do dó, 1 lít môi trường có thể đổ được 60-70 đĩa. Một số chất bổ sung vào môi trường như huyết tương hay hồng cầu sẽ không chịu được nhiệt độ cao và nên được thêm vào môi trường sau khi môi trường đã nguội còn 50-54oC. Sau khi đổ, môi trường được làm nguội ở nhiệt độ phòng trong vài giờ và ủ tiếp ở nhiệt độ 37oC. Để sử dụng, bề mặt thạch không được xuất hiện mốc. Khi bảo quản, thạch đặt hướng lên và giữ ở nhiệt độ 4oC. Các hệ thống thương phẩm cho phép chuẩn bị nhiều đĩa thạch một lúc hơn so với đổ thủ công.


Chuẩn bị môi trường thạch máu

Thạch máu được chuẩn bị từ bột khan, khử trùng và làm lạnh xuống 50-54oC. Máu đã khử trùng được bổ sung với tỷ lệ 5-10% vol/vol vào môi trường và lắc đều trước khi đổ vào đĩa. Nếu có bọt hình thành trên bề mặt, có thể hơ qua lửa để đuổi bọt trước khi thạch đông lại. Nếu máu khử trùng được bảo quản lạnh, nên làm ấm máu lên 37oC trước khi thêm vào thạch để tránh sốc nhiệt.


Thu máu khử trùng

Máu bò, ngựa hoặc cừu đều có thể được dùng trong xét nghiệm vi sinh thú y. Máu khử trùng có thể được mua thương mai hoặc được thu từ thú non, máu lúc này sẽ không có kháng thể kháng lại các yếu tố vi sinh gây bệnh cũng như chưa được xử lý qua các chất kháng sinh. Cần thực hiện các thao tác tiệt trùng. Ở khu vực xung quanh tĩnh mạch nên được cạo và rửa với cồn ethylic 70%, lau và để khô hoàn toàn trước khi chích mạch. Để ngăn ngừa máu đông, có thể sử dụng một trong các kỹ thuật sau:

  • Thu máu bằng các bộ kit thu máu người
  • Thu máu và các thiết bị đã được khử trùng gồm một ống thông vào một bình nón chứa các hạt thủy tinh (3 mm) (Hình 2.21). Bình được lắc liên tục trong thời gian thu mẫu và duy trì lắc tối thiểu 5 phút sau khi thu máu xong. Máu loại fibrin này có thể được trữ trong các chai khử trùng và được bảo quản trong tủ lạnh. Các hạt thủy tinh sau đó được loại fibrin và tái sử dụng.

Các dung dịch chống đông vô trùng như natri citrate 0,2% có thể được thêm vào trong bình nón trước hoặc ngay sau khi thu máu.

Hình 2.21. Thiết bị khử trùng dùng để thu máu (bên trái) và các dụng cụ để đổ thạch máu: thạch máu, máu cừu, đĩa Petri và 2 đĩa đã đổ


Lựa chọn môi trường

Để phân lập vi khuẩn, có thể sử dụng thạch máu hoặc thạch MacConkey. Môi trường thạch máu có thể kích thích sinh trưởng của đa số các vi khuẩn gây bệnh, trong khi đó, rất nhiều vi khuẩn gram âm mọc trên thạch MacConkey. Việc so sánh khả năng sinh trưởng trên 2 môi trường này có thể chỉ ra được loại vi khuẩn được phân lập. Các môi trường đặc thù cho một số loại vi sinh được đề cập ở phần 2.


Cấy khuẩn vào môi trường

Các mẫu sinh thiết mô sẽ dễ thao tác hơn. Trước hết, mẫu sẽ được đặt trong một đĩa Petri trống. Dao và kẹp nên được rửa bằng cồn ethylic 70% trước khi thao tác và được bảo quản lạnh. Khi cạo mô, nên đặc biệt chú ý đến các khu vực góc. Một lượng nhỏ mô sau khi nạo sẽ được đặt trong đĩa hoặc giếng để nuôi cấy. Ngoài ra, một số loại mô còn được tạo vệt smear trên lam kính để nhuộm.

Khi mẫu ở dạng lỏng hoặc bán lỏng thì phương pháp cấy khuẩn tốt nhất là dùng tăm bông khử trùng. Đầu tiên, cần đảo mẫu cho đều bằng tăm bông rồi lấy tăm đó đi cấy khuẩn. Trước khi loại bỏ, có thể sử dụng tăm bông đó để soi dưới kính hiển vi. Khi nuôi cấy vi khuẩn trên đĩa thạch, nên bắt đầu với môi trường không ức chế trước, ví dụ như thạch máu, và sau đó mới nuôi cấy trên các môi trường ức chế hoặc chọn lọc, ví dự như thạch MacConkey.


Cấy ria trên đĩa thạch

Để phân lập vi khuẩn, sau khi cấy ria, cần quan sát được hình thái khuẩn lạc, độ nhạy kháng thể cũng như các xét nghiệm sinh hóa khác. Phương pháp cây ria 4 phần, dùng để cấy trên toàn bộ đĩa thạch, là phương pháp phổ biến nhất trong xét nghiệm sinh phẩm (Hình 2.22).

Hình 2.22. Phương pháp cấy ria 4 phần để thu khuẩn lạc trên đĩa thạch. Vòng cấy nên được hơ qua lửa trước khi cấy.

Nhãn trên nắp đĩa thạch cần ghi rõ loại sinh phẩm, ngày ủ và số tham chiếu, nên sử dụng các loại bút chống trôi để viết trên cạnh của đĩa để tránh bị che khuất khi khuẩn lạc mọc. Có thể sử dụng 2 vòng cấy đồng thời, một vòng để cấy và một vòng chờ nguội. Các vòng cấy nên được hơ qua lửa (Hình 2.23) trước khi sử dụng và sau khi cấy 1, 2 và 3 lần. Số lần hơ lửa vòng cấy phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn ước tính có trong mẫu. Vòng cấy phải được hơ lửa sau khi cấy 4 lần, trước khi loại bỏ. Vòng cấy nên được đặt song song với bề mặt đĩa thạch để tránh trường hợp vòng làm xước bề mặt hoặc đâm vào thạch (Hình 2.24). Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng các vòng cấy nhựa dùng 1 lần, tuy nhiên nên thay vòng cấy sau mỗi lần cấy. Các vệt 1, 2 và 3 nên được đặt gần với cạnh đĩa và để khoảng trống cho lần cấy 4, nhờ đó hy vọng có thể tách được khuẩn lạc (Hình 2.25). Diện tích thạch nên được tận dụng tối đa, các vệt càng gần nhau càng tốt.


Hình 2.23. Kỹ thuật hơ vòng cấy khuẩn trên lửa


Hình 2.24. Kỹ thuật cấy rìa


Hình 2.25. Cấy rìa vi khuẩn Enterobacter aerogenes trên thạch MacConkey

Đối với các mẫu có ít vi sinh vật, như mẫu sữa viêm vú bò, có thể sử dụng phương pháp cấy ria 2 hoặc cấy ria 4 (Hình 2.26).

Hình 2.26. Cấy rìa 2 và cấy rìa 4. Các kỹ thuật này nên được sử dụng khi mẫu có ít vi sinh vật như mẫu sữa viêm vú bò.


Ủ đĩa nuôi cấy

Tương tự như môi trường nuôi cấy, nhiệt độ và thời gian ủ cũng là những yếu tố quan trong ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy. Tuy thuộc vào loại vi khuẩn mà sẽ có những điều kiện ủ đĩa nuôi cấy thích hợp, cụ thể gồm các yếu tố nhiệt độ, thời gian và điều kiện không khí.


Điều kiện không khí

- Không khí bình thường (Hiếu khí- Aerobic) là điều kiện sinh trưởng của đa số các loại vi khuẩn và toàn bộ các loài nấm

- 5-10% CO2

Actinobacillus pleuropneumoniae

Actinomyces viscosus

Brucella spp.

Campylobacter jejuniC. fetus (tối ưu ở 6% O2, 10% CO2, 84% N2)

Dermatophilus congolensis (phân lập cơ bản)

Francisella tularensis

Haemophilus spp.

Histophilus spp.

Taylorella equigenitalis

- Kỵ khí (Anaerobic)

Actinomyces bovis

Bacteroides spp.

Clostridium spp.

Actinobaculum suis

Fusobacterium spp.

Peptoniphilus spp.

Brachyspira hyodysenteriae.


Nhiệt độ ủ

- 37oC: Đây là nhiệt độ lý tưởng của đa số các vi khuẩn gây bệnh trên động vật bao gồm cả vi nấm và nấm

- 42oC

Campylobacter jejuni

Brachyspira hyodysenteriae

- 28oC- 30oC: Các huyết thanh chủng Leptospira

- 25oC: Nhiệt độ sinh trưởng của các loại nấm da, trừ Trichophyton verrucosum sinh trưởng tốt ở 37oC

- 4oC: Đây là nhiệt độ tăng sinh lạnh của Listeria monocytogenes (Mẫu mô não) và Yersinia enterocolitica Y. pseudotuberculosis (Mẫu phân)


Thời gian ủ

- 24-48 giờ: là thời gian sinh trưởng nhanh của đa số vi khuẩn

- 48-72oC: là thời gian sinh trưởng của một số loại vi khuẩn trên môi trường chọn lọc

- 4-6 ngày:

Brucella spp.

Campylobacter spp.

Nocardia asteroides

Mycoplasma spp.

Atypical mycobacteria

Các loại nấm sinh trưởng nhanh

- 2-3 tuần: Thời gian sinh trưởng của đa số các loại nấm da (T. verrucosum có thể nuôi kéo dài tới 5 tuần) và Mycobacterium avium.

- 3-8 tuần: Mycobacterium bovis

- 4-16 tuần: Mycobacterium avium subspecies paratuberculosis.


Các vi khuẩn không sinh trưởng trên môi trường thạch thông thường

Nhó này gồm rickettsiae, mycoplasmas, Chlamydophila spp., Clostridium piliforme, Lawsonia intracellularis và một số mycobacteria. Trong đó, có rất nhiều vi sinh vật có thể cấy trên môi trường có chứa lòng đỏ trứng gà.

Bảng 2.4 đã liệt kê một số đặc điểm cơ bản để phân lập vi khuẩn trên môi trường cơ bản (thạch máu và thạch MacConkey) và hình thái của chúng khi nhuộm gram.


Thải bỏ môi trường và vật liệu nuôi cấy

Đây là một điểm quan trọng trong xây dựng phòng thí nghiệm vi sinh, cần thải bỏ môi trường và vật liệu nuôi cấy để tránh gây nguy hại cho sức khỏe con người. Các phương pháp tiêu hủy sinh vật gây bệnh gồm:

- Đặt vật liệu vào trong túi và khử trùng bằng phương pháp hấp tiệt trùng

- Cho vật liệu vào túi nhựa chống rò rỉ và thiêu hủy

- Một phương pháp khác cũng được chấp nhận là ngâm môi trường và vật liệu nuôi cấy trong xà phòng trong tối thiểu 48 giờ trước khi thải bỏ.

Các vật liệu chưa vi sinh vật gây bệnh nên được thải ra khỏi phòng thí nghiệm sau khi đã được tiệt trùng.

Môi trường nuôi cấy vi sinh Môi trường nuôi cấy vi sinh Reviewed by Khoa học đời sống on tháng 8 07, 2020 Rating: 5