Tài liệu tham khảo: Bryan Markey, Finola Leonard, Marie Archambault, Ann Cullinane, Dores Maguire: "Clinical Veterinary Microbiology", Publisher: Mosby, Year: 2013, ISBN: 9780723432371
Biên dịch: Phạm Ngọc Sơn
Thu mẫu sữa
Cần
lưu ý rằng mẫu sữa dùng cho xét nghiệm vi sinh cần đảm bảo mầm bệnh trong mẫu là
từ tuyến vú chứ không phải từ các hạt bụi hoặc phân trên bề mặt bầu vú. Bác sĩ
thú y không nhất thiết phải trực tiếp lấy mẫu, nhưng nếu nông dân cần được hướng
dẫn quy trình lấy mẫu. Cần lấy mẫu sữa trước khi bò được cho uống các loại thuốc
kháng khuẩn gian vú hoặc toàn thân. Những điểm chính cần lưu ý để thu mẫu tốt
là: làm sạch và lau khô núm vú, sau đó lau kỹ hai lần với ethyl alcohol 70%, đặc
biệt là khu vực núm vú; có thể sử dụng cồn để làm khô giữa các lần thu mẫu; thực
hiện thu mẫu càng nhanh càng tốt; giữ chai thu mẫu vô trùng gần như nằm ngang
và giữ nắp trong ngón tay út để nắp không bị nhiễm.
Mẫu
sữa nên được lấy thành các ống riêng biệt. Dòng sữa đầu tiên từ núm vú thường
có lượng tế bào và vi khuẩn cao hơn so với lượng tế bào trong tuyến vú. Kết quả
xét nghiệm dòng sữa đầu này có ý nghĩa phản ánh tình trạng ở núm vú, chứ không
đặc trưng cho tuyến vú, dó đó, nên lấy mẫu sữa ở các lần bóp sau. Mẫu sữa nên
được bảo quản lạnh ngay sau khi lấy mẫu cho tới khi làm xét nghiệm để tránh trường
hợp mẫu bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, trong trường hợp nông họp tự lấy mẫu, có thể
đóng băng mẫu và vận chuyển tới phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu nghi ngờ
viêm vú do mycoplasma, nên lấy hai mẫu sữa, một mẫu có bổ sung ampicillin vào mẫu
với nồng độ độ 5 mg/ml và được bảo quản ở nhiệt độ phòng để mycoplasma có thể sống
trong quá trình vận chuyển, mẫu sữa còn lại không cần bổ sung ampicillin nhằm
đánh giá các tác nhân gây viêm vú khác.
Soi dưới kính hiển vi
Mẫu
sữa sau khi thu có thể được ly tâm, thu cặn, nhuộm và soi dưới kính hiển vi.
Phương pháp nhuộm gram cho phép phát hiện các tác nhân gây bệnh gram dương như
staphylococci (Hình 36.3), streptococci (Hình 36.4) và các loại nấm như Candida albicans, đối với nấm, mẫu nhuộm
sẽ bắt màu tím pha lê. Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp nhuộm MZN để xác định
nhiễm Nocardoa asteroides, và nhuộm
ZN để định danh các vi khuẩn gây acid nhanh như Mycobacterium fortuitum hoặc M.
bovis (Hình 36.5).
Hình
36.3. Vi khuẩn
Staphylococcus aureus trong mẫu sữa
bò bị viêm vú (Nhuộm gram, x1000)
Hình
36.4. Vi khuẩn
Streptococci trong mẫu sữa bò bị viêm vú (Nhuộm gram, x1000)
Môi trường nuôi cấy
Hầu
hết các vi khuẩn gây viêm vú đều sinh trưởng tốt trên thạch máu cừu hoặc máu bò.
Đĩa thạch MacConkey No.2 được thiết kế song song nhằm phát hiện coliform, Enterococcus faecalis và nhiều loại vị
khuẩn gram âm khác. Môi trường Edwards không chỉ có độ chọn lọc cao đối với các
vi khuẩn streptococci mà đồng thời còn là môi trường chỉ thị trong thí nghiệm tan
huyết và thủy phân aesculin. Nếu nghi ngờ bệnh do nấm gây ra, có thể cấy mẫu
trên đĩa thạch Sabouraud dextrose. Tuy nhiên, nấm Candida albicans và Aspergillus
fumigatus cũng có thể tạo khuẩn lạc trên môi trường thạch máu ở 37oC
trong 2-3 ngày nếu không bị nhiễm các loại vi khuẩn khác.
Với
số lượng mẫu lớn, có thể sử dụng phương pháp cấy vi khuẩn phân vùng trên đĩa thạch
máu aesculin. Môi trường này mặc dù không có độ chọn lọc nhưng lại làm tăng tốc
độ sinh trưởng của vi sinh vật. Thạch máu aesculin được bổ sung aecsulin với nồng
độ 0.05-0.1% khi thạch đã hạ nhiệt xuống còn 50oC.
Hình
36.5. Vi khuẩn
Mycobacterium bovis trong mẫu sữa bò
bị viêm vú do lao (Nhuộm ZN, x1000)
Ngoại
trừ 2 vi khuẩn Fusobacterium necrophorum
và Peptoniphilus indolicus, đa số các
vi khuẩn đều được nuôi cấy trong môi trường hiếu khí. Cụ thể, tất các các vi
sinh vật gây viêm vú đều sinh trưởng tốt ở 37oC và nên nuôi cấy
trong 5 ngày để đảm bảo các vi khuẩn và nấm sinh trưởng chậm như Nocardia asteroides có thể phát triển.
Định danh
Đặc
điểm chính và các xét nghiệm định danh vi khuẩn gây viêm vú được tóm tắt trong
Bảng 36.8. Để biết thêm thông tin chi tiết, có thể tham khảo chương liên quan về
vi khuẩn hoặc nấm.
Staphylococcus aureus
- Hình thái: Khuẩn lạc tròn, sáng, màu vàng, vùng thạch máu xung quanh khuẩn lạc xuất hiện lớp tan huyết (Hình 36.6). Vi khuẩn không sinh trưởng trên môi trường MacConkey cũng như trên môi trường Edwards
- Nhuộm gram: cầu khuẩn Gram dương.
- Thử nghiệm Coagulase (Hình 7.11): Thí nghiệm này đảm bảo các khuẩn lạc được phân lập dương tính với coagulase và là chủng gây bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng các bộ xét nghiệm thương phẩm để kiểm tra các yếu tố đông, protein A và polysaccharide dạng hạt. Các bộ xét nghiệm ngưng kết hạn như Staphaurex và Staphaurex Plus (Murex Diagnostics Limited) và Pastorex Staphplus (Sanofi) cũng có thể được dùng.
- Thạch tím với 1% maltose: như một kiểm tra phân lập S. aureus (Hình 7.13).
- Xét nghiệm độ nhạy với kháng sinh: nhiều chủng S. aureus có khả năng kháng penicillin và các loại khác kháng sinh thường dùng khác, vì vậy, cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra độ kháng kháng sinh của vi khuẩn.
- Có thể sử dụng các hệ thống định danh thương mại như API Staph (bioMérieux).
Hình
36.6. Vi khuẩn
S. aureus trong mẫu sữa viêm vú mọc
trên đĩa thạch máu cừu. Không xuất hiện hiện tượng tan huyết.
Liên cầu (Streptococci) gây viêm vú
- Hình thái: Sau khi nuôi cấu trên thạch máu 24 giờ, xuất hiện khuẩn lạc nhỏ, mờ với khả năng làm tan huyết alpha, beta và gamma (Hình 8.1 và 8.2).
- Sinh trưởng trên môi trường Edwards: Tất các các chủng streptococci đều sinh trưởng tốt trên môi trường chọn lọc. Vi khuẩn Streptococcus uberis (Hình 36.7) và Enterococcus faecalis (Hình 36.8) có thể phân giải aesculin trong khi các vi khuẩn như S. agalactiae (Hình 36.9) và S. dysgalactiae (Hình 36.10) lại không có khả năng này. Khả năng phân giải aesculin trên môi trường Edwards của vi khuẩn được ghi nhận khi xuất hiện các khuẩn lạc và môi trường chuyển sang màu tối (Hình 36.11). Kết quả này có thể thấy rõ hơn khi soi dưới tia UV (đèn Wood) (Hình 36.12). Sự có mặt của aesculin trên môi trường là nguyên nhân khiến thạch chuyển sang màu xanh sẫm.
- Nhuộm gram: cầu khuẩn gram dương. Vi khuẩn Streptococci thường không mọc ở dạng chuỗi trên môi trường rắn.
- Xét nghiệm catalase: vi khuẩn streptococci có kết quả âm tính với catalase, trong khi vi khuẩn staphylococci thường dương tính.
- Khả năng sinh trưởng trên thạch MacConkey: Eenterococcus faecalis và một số vi khuẩn streptococci nhóm D theo phân loại của Lancefield có khả năng sinh trưởng trên môi trường độ mặn cao như MacConkey và tạo các khuẩn lạc nhỏ màu đỏ (Hình 36.13).
- Xét nghiệm CAMP: chỉ có loài S. agalactiae tăng khả năng tan huyết beta của Staphylococcus aureus (Hình 36.14).
- Phân loại của Lancefield: Thí nghiệm này không nhất thiết phải thực hiện nhưng có thể sử dụng các bộ kit ngưng kết (Hình 8.4) để phân loại nhóm A, B, C, D và G. Không thể phân loại loài Streptococcus uberis bằng phương pháp của Lancefield, nhưng nếu mẫu được cấy trên môi trường tinh khiết, vẫn có thể sử dụng các tiêu chí ở Bảng 36.8 để định danh.
- Độ nhạy với Optochin và Bacitracin: Các loài S. pyogenes và S. pneumoniae gây bệnh trên người thường sẽ nhạy cảm với bacitracin và optochin. Các vi khuẩn Streptococci nhóm A (S. pyogenes) thường nhạy cảm với bacitracin (Hình 8.15) nhưng các loài Streptococci gây tan huyết beta lại kháng lại kháng sinh này. Loài Streptococcus pneumoniae nhạy cảm với optochin (Hình 8.16) nhưng các streptococci gây tan huyết nhóm alpha khác lại kháng optochin.
- Có thể sử dụng các hệ thống thương mại để định danh Streptococci như API 20Strep (bioMérieux).
- Thí nghiệm kháng kháng sinh: Một số loài Streptococci gây viêm vú có khả năng kháng penicillin, do đó, cần thực hiện thí nghiệm kháng kháng sinh. Thí nghiệm này có thể thực hiện trên môi trường thạch máu hoặc trên môi trường không chứa máu hoặc huyết thanh.
Hình 36.7. Vi khuẩn Streptococcus uberis trên môi trường Edwards: gây tan huyết alpha
và phân giải aesculin.
Hình 36.8. Vi khuẩn Enterococcus faecalis trên môi trường Edwards: gây tan huyết alpha
và phân giải aesculin.
Hình 36.9. Vi khuẩn Streptococcus agalactiae trên môi trường Edwards: gây tan huyết
beta nhưng không phân giải aesculin
Hình 36.10. Vi khuẩn Streptococcus dysgalactiae trên môi trường Edwards: gây tan huyết
alpha nhưng không phân giải aesculin
Hình 36.11. Phân giải aesculin trên môi trường
Edwards (dưới ánh sáng thường): Enterococcus
faecalis (trái) và S. uberis (trên)
phân giải aesculin, trong khi S.
dysgalactiae (phải) và S. agalactiae
(dưới) không phân giải aesculin.
Hình 36.12. Phát hiện phân giải aesculin bằng
đèn Wood (đèn UV): Enterococcus faecalis (trái)
và S. uberis (trên) phân giải
aesculin, trong khi S. dysgalactiae (phải)
và S. agalactiae (dưới) không phân giải
aesculin (đĩa tương tự như hình 36.11 nhưng sử dụng đèn UV thay vì đèn thường).
Hình 36.13. Vi khuẩn Enterococcus faecalis nuôi cấy trên thạch MacConkey tạo ra các khuẩn
lạc nhỏ màu đỏ. Đây là một trong số ít các vi khuẩn gram dương có thể sinh trưởng
trong điều kiện độ mặn cao
Hình 36.14. Xét nghiệm CAMP trên đĩa thạch
máu cừu, vi khuẩn Staphylococcus aureus
tạo ra một đường sọc ngang, vi khuẩn Streptococcus
agalactiae (phía trên bên phải) cho kết quả dương tính CAMP, tạo ra các đỉnh
nhọn do hiện tượng tan huyết beta, trong khi vi khuẩn Streptococcus dysgalactiae (phía dưới bên phải) lại cho kết quả âm
tính. S. uberis (phía dưới bên trái)
và E. faecalis (phía trên bên trái)
phản ứng yếu, và khác biệt hẳn so với S.
agalactiae.
Hình 36.15. Dịch nhầy của E. coli (trái), Enterobacter aerogenes (phải) và Klebsiella pneumoniae (dưới) trên thạch MacConkey. Tất các vi khuẩn
đều có khả năng lên men lactose nhưng các khuẩn lạc E. coli vẫn có màu hồng đậm hơn.
Coliforms
Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae và Enterobacter
aerogenes là thành viên của họ Enterobacteriaceae
thường gây viêm vú bò, trong khi loài Serratia
marcescens rất hiếm khi được phát hiện ở các mẫu bò bệnh.
- Hình thái: Klebsiella pneumoniae, E. aerogenes và một số chủng E. coli có khuẩn lạc nhầy (Hình 36.15). Đa số các chủng E. coli đều không có hình thái khuẩn lạc dạng nhầy, mà thường là dạng tròn, mọc rời rạc và có viền xung qunah màu hồng nhạt (do phân giải lactose) trên nền thạch MacConkey (Hình 17.19). Escherichia coli là vi khuẩn coliform duy nhất có khả năng gây tan huyết trên thạch máu (Hình 17.18). Các vi khuẩn coliform không sinh trưởng trên môi trường Edwards.
- Nhuộm gram: gram âm
- Xét nghiệm oxidase: Rất nhiều vi khuẩn gram âm cho kết quả dương tính với oxidase, nhưng họ Enterobacteriaceae lại thường cho kết quả âm tính oxidase
- Khả năng di chuyển trên môi trường bán rắn (Chương 2): Cả 2 vi khuẩn K. pneumoniae và E. aerogenes đều có hình thái khuẩn lạc dạng nhầy, nhưng chỉ có loài E. aerogenes là có khả năng di chuyển, trong khi Klebsiella pneumoniae không có.
- Xét nghiệm “IMViC”: Đây là xét nghiệm nhằm định danh E. coli dựa trên kết quả indole+/MR+/VP-/citrate- (Hình 17.21). Bảng 36.8 là các kết quả tương ứng của loài K. pneumoniae và E. aerogenes.
- Tổng hợp sắc tố: Loài Serratia marcescens có thể tổng hợp ra màu đỏ đặc trưng, prodigiosin ở 25oC và kém ổn định hơn ở 37oC (Hình 17.4). Khuẩn lạc trên môi trường thạch MacConkey sẽ có sắc tố đặc trưng này nhưng lại không có dấu hiệu cho thấy khả năng phân giải lactose.
- Có thể sử dụng các hệ thống thương phẩm để định danh Enterobacteriaceae như API 20E (bioMérieux).
- Thí nghiệm kháng kháng sinh: Đây là thí nghiệm cực kỳ quan trọng khi xét nghiệm các loài thuộc họ Enterobacteriaceae do chúng có khả năng đa kháng với nhiều loại kháng sinh.
Trueperella pyogenes
- Hình thái: Sau 24 giờ nuôi cấy, xuất hiện các khuẩn lạc trên đĩa thạch máu, nhưng các khuẩn lạc này rất nhỏ để có thể nhìn thấy, chỉ có thể ghi nhận sự xuất hiện của chúng thông qua các vệt tan huyết mờ tạo thành các đường sọc. Khi nuôi cấy lâu hơn, các khuẩn lạc nhỏ này có thể nhìn thấy được, và chúng được bao quanh bởi vết tan huyết (Hình 36.16). Loài không sinh trưởng trên môi trường MacConkey và Edwards.
- Nhuộm gram: gram dương
- Xét nghiệm catalase: Trueperella pyogenes cho kết quả âm tính với catalase.
- Xét nghiệm với môi trường huyết thanh đông Loeffler: T. pyogenes có thể sinh trưởng trên môi trường huyết thanh đông Loeffler sau 24-48 giờ (Hình 10.15).
- Thí nghiệm kháng kháng sinh: Do vi khuẩn này có tốc độ sinh trưởng chậm nên rất khó đọc kết quả kháng kháng sinh, tuy nhiên, vi khuẩn này thường nhạy cảm với penicillin.
Hình 36.16. Vi khuẩn Trueperella pyogenes mọc trên đĩa thạch máu cừu. Các khuẩn lạc nhỏ
xuất hiện sau 72 giờ nuôi cấy và có các dấu tan huyết beta.
Pseudomonas aeruginosa
- Hình thái: Trên thạch máu, P. aeruginosa tạo khuẩn lạc lớn, có máu tím đặc trưng của pyocyanin và thường gây ra tan huyết (Hình 18.1). Các khuẩn lạc tạo ra mùi hoa quả đặc trưng. Trên môi trường thạch MacConkey, vi khuẩn không phân giải lactose nhưng tạo ra sắc tố màu xanh sậm xung quanh khuẩn lạc (Hình 18.3). Vi khuẩn P. aeruginosa không sinh trưởng trên môi trường Edwards.
- Nhuộm gram: gram âm
- Xét nghiệm oxidase: Pseudomonae aeruginosa có phản ứng dương tính với oxidase rất mạnh, kết quả này giúp phân biệt loài này với các vi khuẩn coliform.
- Làm tăng pyocyanin trong môi trường: Pyocyanin là sắc tố đặc trưng của P. aeruginosa, đây được xem là yếu tố giúp định danh vi khuẩn này.
- Thí nghiệm kháng kháng sinh: Do đây là vi khuẩn có khả năng kháng thuốc (Hình 18.9) nên thí nghiệm này cần được thực hiện khi định danh P. aeruginosa
Hình
36.17. Các chủng
vi khuẩn Pseudomonas trên thạch Pseudomonas, đây là loại thạch giúp làm
tăng quá trình tổng hợp pyocyanin. Theo đó, chủng bên trái không tổng hợp được
pyocyanin, trong khi các chủng bên phải lại tổng hợp được nhiều pyocyanin.
Loài Nocardia
- Trong trường hợp u mãn tính, có thể sở thấy các “hạt” u ở bên trong vú.
- Quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi: Nocardia asteroids là loài có tốc độ sinh trưởng chậm, đặc biệt là khi vật chủ được điều trị với kháng sinh. Do đó, phương pháp nhuộm MZN với mẫu sữa được xem là phương pháp xét nghiệm tối ưu cho loài này (Hình 10.16).
- Hình thái khuẩn lạc: Sau 3-4 ngày nuôi cấy, các khuẩn lạc xuất hiện dưới hình dạng các chấm trắng, dạng bột (Hình 36.18). Một số chủng có khả năng gây tan huyết. Các khuẩn lạc N. asteroides không tạo mùi, đây là đặc điểm giúp phân biệt chúng với các loài Streptomyces, các loài gây ra tạo mùi cay. Các loài Streptomyces có thể gây nhiễm trên cách đĩa thạch chỉ trong vài này ở nhiệt độ phòng.
- Khả năng sinh trưởng trên thạch Sabouraud dextrose: Nocardia asteroides và một số loài Streptomyces có khả năng sinh trưởng tốt trên thạch Sabouraud (Hình 10.19), đây cũng đồng thời là môi trường chọn lọc nấm.
Hình
36.18. Khuẩn lạc
dạng bột trắng của Nocardia asteroides trên
đĩa thạch máu sau 96 giờ nuôi cấy
Loài Pasteurella
- Hình thái khuẩn lạc: Khuẩn lạc của Pasteurella có kích thước trung bình, màu sáng (đôi khi tạo thành khuẩn lạc nhầy) và không gây tan huyết, từ đó tạo thành các chấm màu hồng nhạt trên đĩa thạch máu (Hình 21.4). Các khuẩn lạc này dù có kích thước nhỏ nhưng lại tạo ra hương ngọt. Loài Mannheimia haemolytica có khả năng gây tan huyết, các khuẩn lạc của chúng mọc trên thạch máu có dấu hiệu gây tan huyết beta như của loại Streptococcus (hình 21.6). Khác với loài Pasteurella multocida, không thể sinh trưởng trên môi trường MacConkey, loài M. haemolytica lại có thể sinh trưởng tốt, tạo ra các khuẩn lạc nhỏ, màu đỏ (Hình 21.7), tượng tự như loài Enterococcus faecalis. Các vi khuẩn thuộc nhóm này không thể mọc trên môi trường Edwards.
- Nhuộm gram: Gram âm
- Xét nghiệm catalase: Khác với vi khuẩn streptococci, các vi khuẩn thuộc nhóm pasteurella có phản ứng dương tính với catalase
- Xét nghiệm oxidase: 2 loài P. multocida và M. haemolytica đều dương tính với oxidase, trong khi các loài thuộc họ Enterobacteriaceae đều âm tính.
- Tạo indole: Pasteurella multocida là loài có khả năng tạo indole (các đặc điểm của loài này được tóm tắt trong Bảng 36.8). Các đặc điểm sinh hóa của loài này sẽ được bàn luận tiếp ở chương 21.
- Có thể sử dụng các hệ thống thương phẩm để định danh các loài thuộc nhóm này như API 20E (bioMérieux).
Bacillus cereus
- Hình thái khuẩn lạc: Khuẩn lạc lớn, dày, dạng hạt và gây tan huyết trên môi trường thạch máu (Hình 14.4). Loài không sinh trưởng trên môi trường MacConkey và Edwards.
- Nhuộm gram: gram dương, một số trường hợp có thể xuất hiện dạng bào tử. Các bào tử có thể quan sát rõ, không bắt màu nhuộm, có hình bầu dục.
- Xem các thí nghiệm định danh loài này ở chương 14.
Các loài Mycoplasma
Để
phân lập, các loài Mycoplasma cần được
nuôi cấy trên môi trường đặc
biệt (Chương 35). Dấu hiệu để nhận biết bệnh do Mycoplasma gây ra là bò bệnh không có bất kỳ dấu hiệu nào của vi
sinh vật trên cả môi trường trường nuôi cấy lẫn lâm sàng. Vú bị nhiễm Mycoplasma thường có những thay đổi rõ rệt
nhưng lại không có một dấu hiệu đặc thù nào được ghi nhận.
Vi
khuẩn Mycobacteria
Rất
ít trường hợp viêm vú do Mycobacteria, bệnh
chỉ xuất hiện ở các nước mà bệnh lao bò vẫn còn phổ biến. Nếu bò bị nhiễm Mycobacteria, có thể sờ thấy các thay đổi
ở bầu vú. Do lượng vi khuẩn Mycobacteria
trong sữa thường rất ít, nên cần lấy tối thiểu 50 ml sữa để làm xét nghiệm, các
mẫu sau đó sẽ được ly tâm để thu tế bào. Các tế bào ở thu được sẽ được nhuộm ZN
(Hình 36.5) và xác định lại bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh hoặc các phương
pháp sinh học phân tử (Chương 11).
Leptospirus agalactia
Đây
không phải dạng viêm vú điển hình, mặc dù có các huyết thanh chủng Leptospira Hardjo và Pomona trong tuyến
vú. Việc chẩn đoán bệnh trong trường hợp này chủ yếu dựa vào tiền sử bệnh và
các dấu hiệu lâm sàng. Phương pháp chẩn đoán sẽ được bàn luận ở chương 31.
Viêm vú do nấm
Vi
sinh vật gây bệnh thường có mặt ở mọi nơi và có thể vô tình bị đưa vào bầu vú
qua ống tiêm kháng sinh bắp. Để loại bỏ khả năng nhiễm nấm trong không khí, cần
lấy nhiều mẫu sữa lặp lại. Các loại nấm thường gây viêm vú như Candida albicans (Hình 36.19), Cryptococcus neoformans, Aspergillus
fumigatus (Hình 36.20), Trichosporon và
Saccharomyces. Các phương pháp định
danh nấm bệnh sẽ được bàn luận kỹ hơn ở các phần sau.
Hình
36.19. Trên
môi trường Sabouraud, nấm Candica
albicans tạo khuẩn lạc trắng, bóng, độ lồi cao và có mùi giống như bia
Hình
36.20. Nấm Aspergillus fumigatus trên môi trường
Sabouraud, các khuẩn lạc dạng bột màu xanh sậm.
Loài Prototheca
Mặc
dù Prototheca zopfi và P. wickerhamii là tảo achlorophyllous
nhưng chúng hình thành các khuẩn lạc giống như vi khuẩn trên môi trường thạch
máu 25-37°C, sau 48 -72 giờ nuôi cấy. Các khuẩn lạc của chúng có kích thước nhỏ
và màu trắng xám (Hình 36.21). Bằng kính hiển vi, có thể thây các túi bào tử
(8-25 µm) chứa từ 4 đến 8 tế bào con (Hình 36.22). Để có thể khẳng định viêm do
nhiễm tảo, các phương pháp thường được sử dụng là soi tươi, nhuộm Wright hoặc
Giemsa. Do các loài tảo này thường có trong nước, đất, bùn và phân gia súc, nên
để khẳng định viêm vú do nấm, cần lấy nhiều mẫu sữa lặp lại. Ngoài ra, để xác định các loài gây viêm, có thể
sử dụng các bộ kít xét nghiệm đồng hóa carbohydrate thương phẩm. Do tảo đáp ứng
rất kém với các phương pháp điều trị, đồng thời, chúng lại có thể tồn tại trong
mô vú hơn 100 ngày, nên việc tiên lượng điều trị rất khó khăn. Để tránh lây nhiễm
giữa các con trong đàn, cần nhanh chóng loại bỏ các con bị nhiễm bệnh.
Hình
36.21. Tảo Prototheca zopfii trên địa thạch máu (Phải)
Hình
36.22. Túi bào
tử của Prototheca zopfii (soi tươi,
x400).
Bảng
36.8. Các đặc điểm cơ bản để định danh vi khuẩn gây viêm vú
Tên vi khuẩn
|
Nhuộm gram
|
Hình dạng
|
Xét nghiệm
catalase
|
Xét nghiệm
oxidase
|
Tan huyết
|
Sinh trưởng trên
môi trường MacConkey
|
Thủy phân
Aesculin
|
Xét nghiệm CAMP
|
Nhóm Lancefield
|
Các đặc điểm
khác
|
Streptococcus
agalactiae
|
+
|
C
|
-
|
-
|
β, γ, α
|
-
|
-
|
+
|
B
|
Dường tính CAMP
|
S. dysgalactiae
|
+
|
C
|
-
|
-
|
α
|
-
|
-
|
-
|
C
|
Tan huyết alpha, âm tính CAMP
|
S. uberis
|
+
|
C
|
-
|
-
|
α, γ
|
-
|
+
|
-
|
-
|
Cắt aesculin, không mọc trên môi trường
MacConkey
|
Enterococus
faecalis
|
+
|
C
|
-
|
-
|
α, γ
|
+
|
+
|
-
|
D
|
Khuẩn lạc nhỏ, mày đỏ trên môi trường
MacConkey, thủy phân Aesculin
|
S. pyogenes
|
+
|
C
|
-
|
-
|
β
|
-
|
-
|
-
|
A
|
Nhạy cảm với bacitracin (0.04 IU/đĩa)
|
S. pneumoniae
|
+
|
C
|
-
|
-
|
α
|
-
|
±
|
-
|
-
|
Nhạy cảm với optochin.
|
S. equi subsp.
zooepidemicus
|
+
|
C
|
-
|
-
|
β
|
-
|
-
|
-
|
C
|
Trehalose −, sorbitol+, lactose+,
maltose+(−)
|
Staphylococcus
aureus
|
+
|
C
|
+
|
-
|
+
|
-
|
Nhuộm màu vàng, gây tan huyết, dương
tính coagulase, tạo màu tín trên thạch 1% maltose
|
|||
E. coli
|
-
|
R
|
+
|
-
|
±
|
+
|
Xét nghiệm ‘IMViC’ +/+/-/-, khuẩn lạc
sáng trên thạch EMB. Có khả năng di chuyển, thường gây tan huyết
|
|||
Klebsiella
pneumoniae |
-
|
R
|
+
|
-
|
-
|
+
|
Khuẩn lạc nhầy, không có khả năng di
chuyển Xét nghiệm ‘IMViC’ -/-(+)/+/+
|
|||
Enterobacter
aerogenes |
-
|
R
|
+
|
-
|
-
|
+
|
Khuẩn lạc nhầy, có khả năng di chuyển
Xét nghiệm ‘IMViC’ -/-/+/+
|
|||
Serratia
marcescens |
-
|
R
|
+
|
-
|
-
|
+
|
Lên màu đỏ ở 25oC, một số chủng
ở 37oC
|
|||
Pseudomonas
aeruginosa |
-
|
R
|
+
|
+
|
±
|
+
|
Lên màu xanh sậm, mùi hoa quả
|
|||
Trueperella
pyogenes |
+
|
R
|
-
|
-
|
+
|
-
|
Khuẩn lạc nhỏ, có mùi nhẹ
|
|||
Nocardia
asteroides |
+
|
F
|
+
|
-
|
±
|
-
|
Khuẩn lạc bột trắng, dính với môi trường,
Dương tính MZN, cần nuôi cấy trong 3-4 ngày. Sinh trưởng trên môi trường
Sabouraud
|
|||
Pasteurella
multocida |
-
|
R
|
+
|
+
|
-
|
-
|
Các khuẩn lạc có mùi ngọt, không gây tan
huyết, dương tính indole và không sinh trưởng trên môi trường MacConkey
|
|||
Mannheimia
haemolytica |
-
|
R
|
v
|
+
|
+
|
+
|
Không có mùi, gây tan huyết, âm tính
indole, khuẩn lạc nhỏ, màu đỏ trên thạch MacConkey
|
|||
Bacillus cereus
|
+
|
R
|
+
|
-
|
+
|
-
|
Tạo nội bào tử. Gây tan huyết diện rộng,
các khuẩn lạc lớn, dày và khô
|
C=
dạng cầu, R= dạng que, F= dạng sợi, +: dương tính, -: âm tính, ±: thường dương
tính, (+): một số chủng dương tính, v: tùy chủng, ‘IMViC’= xét nghiệm indole, đỏ
methyl, Voges–Proskauer và citrate, ZMN= phương pháp nhuộm Ziehl–Neelsen cải tiến
Xét nghiệm vi khuẩn gây viêm vú
Reviewed by Khoa học đời sống
on
tháng 7 03, 2020
Rating:
